Thằng Thuộc con nhà nông
- 5%

Thằng Thuộc con nhà nông

Hồ Hữu Tường
66.500₫ 70.000₫
Công ty phát hành Thư viện Huệ Quang
Kích thước 11.5 x 18.5 cm
Năm xuất bản 1966
Số trang 122
Loại bìa Bìa mềm
Nhà xuất bản An Tiêm
Gọi đặt mua: 0902711894

Thằng Thuộc con nhà nông, Hồ Hữu Tường vừa muốn xác nhận nguồn gốc nông dân , vừa muốn bác bỏ tính duy vật mà chủ nghĩa Mác Lê gán ghép cho họ: Hồ đề cao tính duy linh trong tâm hồn Việt như một cá tính độc đáo không thể loại trừ: tin tướng số, qủy thần, sấm trạng, điềm, vận  Hồ không hề đứng ở địa vị nhà khoa học để phán xét nhân dân, ông luôn luôn đứng về phía quần chúng bình dân để nhìn đời. Toàn bộ triết lý sống của Hồ Hữu Tường dường như nằm trong mấu chốt đó, ông sống và viết như một nông dân chính hiệu. Muốn được như vậy, trước tiên, ông phải «là» nông dân (mặc dù có học). Hồ đã thành công trong sự «là» ấy. Từ lúc chưa ra đời, Hồ đã là «nông dân» trong lòng mẹ: sinh trong điềm và sấm. Hồ tự «khai sinh» cho mình trong lòng dân tộc, từ dân tộc tính Việt Nam.
Họ Hồ thật, gốc nông dân thật, ở Hồ không có dấu vết giả dối nào, từ nguồn gốc đến danh hiệu, có lẽ để đối chiếu với một sự giả mạo họ tên khác của người cùng thời trong lịch sử.

Gia đình họ Hồ, khi Tây Sơn thua, chạy đến miệt Cái Răng là đã kiệt quệlắm. Hồ Hữu Tường thuật lại rằng: «Tía tôi, Hồ Văn Sây, lớn lên trong cảnh nghèo nàn, thất học từ nhỏ, ông được cả làng chú ý vì tánh tình ngay thẳng, cương trực, hiền lành» (Thằng Thuộc con nhà nông, trang 14-15). Mẹ Hồ Hữu Tường, bà Võ Thị Nữ, tuy con nhà giàu nhưng mồ côi cha năm mười hai tuổi, mẹ tái giá để con lại cho bà cô (giàu) nuôi; cô gả Nữ cho Sây (người làm công) vì muốn cháu gái có chồng họ Hồ, «họ của ba vua» ( Quý Ly, Thái Đức, Quang Trung).

Ngoài cha mẹ, Hồ Hữu Tường còn nhắc đến một nhân vật khác, khá huyền bí là Thầy Quảng (gọi là Thầy Quảng vì có giọng nói Quảng Nam). Thầy Quảng, người đỡ đầu, vừa là thầy bói, vừa là đạo sư, và là đảng trưởng đảng Bửu Sơn Kỳ Hương, đã ảnh hưởng sâu xa đến cha con Hồ Hữu Tường. Khi Hồ ra đời, Thầy Quảng bói một quẻ: «Năm Canh Tuất, tháng ba, ngày hai mươi chín, giờ dần thì tốt lắm, mà cũng xấu lắm. (Nếu) Không có «Tuần» và «Triệt» thì số này là số Đế vương» (trang 24). Rồi Thầy Quảng đặt tên: «... đặt tên cho nó là Hồ Hữu Tường, nghĩa là họ Hồ có điềm lành. Nó có «văn xương», «văn khúc» thì ắt không phải là nông dân như ông cha. Ít nữa cũng là một văn sĩ. [...] Vậy tôi đặt cho nó cái tự là Khổng Cưu, ứng vào câu «khổng cưu đắc hữu tường». Khổng là to, cưu là bói, Khổng Cưu Đắc Hữu Tường là bói một cái bói to mà được điềm lành» (trang 26). Thầy Quảng còn đặt tên hiệu là Bửu Liên (vì hôm sanh Tường, tía nằm mộng thấy có người đem tặng một đóa sen quý). Tất cả những «điềm», «số» và «sao» như vậy đã «vận» vào Tường từ lúc ra đời: Tường mang «mệnh đế vương», chào đời với «sứ mạng hưng vượng dòng họ», «tân tạo quốc gia», «giải phóng dân tộc». Rủi thay, cái tên chữ «Hữu Tường» đang gánh những kỳ vọng «hay ho» như vậy, lại bị kỵ húy đúng tên ông dượng ghẻ (chồng thứ nhì của bà ngoại), Hữu Tường bèn bị tía đổi tên là thằng Thuộc cho gọn, bởi nó đọc đâu thuộc đấy !
 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: