Ký Họa Việt Nam Đầu Thế Kỷ 20
- 10%

Ký Họa Việt Nam Đầu Thế Kỷ 20

Nguyễn Mạnh Hùng
315.000₫ 350.000₫
Nhà xuất bản Thế Giới
Tác giả PGS. TS. Sử học Nguyễn Mạnh Hùng
Năm xuất bản 2022
Loại bìa Bìa cứng
Kích thước 16x24cm
Số trang 392
Số lượng
Gọi đặt mua: 0902711894

Công trình nghiên cứu về đề tài Technique du peuple Annamite (Kỹ thuật của người An Nam) của Henri Joseph Oger đã bị lãng quên gần cả thế kỷ cho đến khi được Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng phát hiện và công bố vào năm 1962.
Cùng với sự giúp đỡ của các giáo sư Hán Nôm, Hán Học, Pháp Văn của khoa Văn, khoa Luật thuộc Viện Đại học Sài Gòn, Nguyễn Mạnh Hùng đã dành ra nhiều năm miệt mài nghiên cứu và thu thập tư liệu xung quanh công trình này. Cuốn Ký họa Việt Nam đầu thế kỷ 20 là kết quả của quá trình nghiên cứu nói trên.

HENRI OGER, (1885-1936?) – tên đầy đủ là HENRI–JOSEPH OGER, là một người Pháp, tình nguyện sang Bắc Kỳ (Việt Nam) đi lính, và được biết đến qua bộ sưu tập tranh mộc bản vẽ các sinh hoạt thường nhật của người Việt vào đầu thế kỷ 20. Trong khoảng 20 tháng làm việc tại Hà Nội (từ khoảng cuối năm 1907 đến mùa hè 1909), ông đã cùng các họa sĩ, thợ khắc mộc bản, thợ in và các nhà Nho cố vấn (tất cả trên ba mươi người) hoàn thành tác phẩm Technique du peuple annamite (Kỹ thuật của người An Nam) – một công trình nghiên cứu về văn minh vật chất vùng Trung Du Bắc Bộ Việt Nam vào đầu thế kỷ 20.

 

Lời tác giả

  Văn thơ nói về Việt Nam có khá nhiều, nhất là từ khi có mặt của người Pháp và sự ra đời của chữ Quốc Ngữ – các đề tài viết về Việt Nam lại càng đa dạng, phong phú hơn. Nhưng các đề tài ấy lại rất hiếm hoi dưới ngòi bút của các hoạ sĩ. Có lẽ vì thế mà Henri Oger đã chọn chỗ đứng của mình khi ghi lại xã hội Việt Nam bằng hàng ngàn bức ký hoạ khắc gỗ độc đáo. Dù chỉ đặt tên cho công trình của mình trong một phạm vi hẹp là Kỹ thuật người An Nam” nhưng thực tế Henri Oger đã thực hiện một thiên phóng sự bằng hình minh hoạ đầu tiên và đồ sộ về miền Trung Du Bắc Bộ Việt Nam, nhất là về Hà Nội trong những năm 1908 – 1909.

     Mở đầu cho những trang sách của mình, Henri Oger đã viết: “Những văn sĩ có tài gợi tả không nhiều lắm ! Mặt khác đối với mọi người, sự ghi nhớ bằng mắt thì sâu đậm hơn. Bởi vậy, phần lớn công trình này là những bản vẽ và những bức ký hoạ … Đặc điểm cơ bản của bộ sưu tập là lập luận có mạch lạc. Nó không phải là sản phẩm của sự tình cờ …

     Đoạn mở đầu trên đây của Henri Oger đã cho thấy giá trị của những bức vẽ. Đây không phải là một việc làm ngẫu hứng, một cảm xúc lãng mạn của người hoạ sĩ.

     Là học trò của Silvain Lévi và Finot, giáo sư tại học viện Pháp của trường Cao học thực hành và tại trường đại học Sorbonne vào năm 1907, H.Oger đã xin Bộ trưởng thuộc địa đặc ân để đến Bắc Kỳ thi hành nhiệm vụ quân sự trong năm 1908 – 1909 đã kết hợp thực hiện một dự án nhằm nghiên cứu các gia đình Việt Nam theo phương pháp chuyên khảo (méthode monographique).

     Theo phương pháp này, tác giả phân loại thành các mảng đề tài như sau :

1. Mảng công nghiệp lấy nguyên liệu từ thiên nhiên.

2. Mảng công nghiệp chế luyện các vật liệu lấy từ thiên nhiên.

3. Mảng công nghiệp đưa vào sử dụng các vật liệu đã chế luyện.

4. Đời sống riêng và chung.

     Trong đời sống riêng và chung, H.Oger lại chia nhỏ ra thành 11 tiểu mục, trong đó có: phù phép và bói toán, phép trị liệu dân gian, tranh dân gian, trò chơi và đồ chơi, Tết và lễ hội.

 

(Phó Giáo sư, Tiến sĩ Sử học NGUYỄN MẠNH HÙNG)

popup

Số lượng:

Tổng tiền: