-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Soloviev chỉ ra 5 loại quan hệ nam nữ với loại quan hệ nam nữ có tình yêu gắn với lý tưởng hóa đối tượng yêu, làm chúng ta khi yêu mang bản nguyên thần thánh. Tình yêu nam - nữ tuyệt đích sẽ bất tử hóa tất cả bởi tình yêu chuyên trở sự sống vĩnh cửu cho cái mình yêu, tái sinh vĩnh viễn trong cái đẹp.
Đó là luận điểm về tình yêu qua các tác phẩm trứ danh: Siêu lý tình yêu (1892-1893), Chiến tranh và hòa bình, Biện minh cái thiện của Vladimir Solovyev, người nhà văn, đại triết gia Nga - người đặt nền móng cho Triết học Tình yêu châu Âu.
Quan điểm hoàn chỉnh về Tình yêu nam nữ
Soloviev phê phán, hoàn chỉnh các ý tưởng, quan điểm về tình yêu của nhiều nhà tư tưởng lớn tại nhiều thời đại khác nhau của nhân loại từ Platon đến LevTolstoy, đến Schopenhauer… Mặc dù tình yêu là một hiện tượng to lớn, phức tạp trong cuộc sống con người, đề tài của nhiều người, nhiều giới (văn học, nghệ thuật, tâm lý, triết học…) nhưng ông đã xây dựng được và cung cấp cho chúng ta một nền tảng nhận thức đặc sắc về tình yêu nam - nữ.
Các quan điểm chính về tình yêu nam nữ của Soloviev là:
Ông đề cao tính cao đẹp của tình yêu nam nữ không coi đó là ảo giác che đậy nhục dục, một trò chơi của tự nhiên, là ác quỷ đen tối nô dịch loài người, là một dạng tồn tại trong khổ đau và cái chết hay duy đạo đức quá như coi tình yêu là phải lấy tình yêu nhân loại làm trọng, phải khổ hạnh/ vị tha… như tư tưởng của triết gia Schopenhauer, Tolstoy hay một số tôn giáo.
Tình yêu là bước chuyển phôi mầm tiềm năng mới nhú của con người giống như đặc tính trí tuệ là phôi mầm của động vật. Tình yêu còn có sứ mệnh xa hơn, dài hơn mà cái chân chính là chiến thắng đến cùng chủ nghĩa cá nhân, gia tăng giá trị vô tận cho con người, nhân tính phân chia nam - nữ, hữu hạn, hữu tử thành cá thể duy nhất lưỡng tính, tuyệt đối, bất tử.
Ông cũng không coi hôn nhân hợp pháp, sinh đẻ và nuôi dưỡng con cái là sứ mệnh đích thực của tình yêu say đắm nam - nữ. Theo ông, vai trò của gia đình, tình thương yêu con cái, vai trò gia đình, chuẩn mực nề nếp quan hệ là đảm bảo sự tồn tại giống loài, xã hội loài người… nhằm duy trì thế giới vật chất và làm cho xã hội vận hành tốt. Tình yêu có sứ mệnh không phải là ở thực tế vật chất đó mà sứ mệnh là dẫn dắt con người từ thế giới đó (phi lý tưởng) bước sang thế giới lý tưởng hay cải hóa thế giới phi lý tưởng thành thế giới lý tưởng.
Tình yêu đi đôi với lý tưởng hóa đối tượng yêu, sùng bái hâm mộ người yêu và làm xuất hiện “phép lạ, hào quang” quanh người yêu như nhìn thấy chân lý về con người - hình ảnh môi giới giữa Thượng đế thần thánh và thế giới. Tình yêu là phương tiện cho sự nhập thân đến cùng, đến đích trong đời sống cá thể của con người. Đó là cuộc sống có hơi ấm của hạnh phúc siêu phàm, thiên đường của tình thương, trái tim ngự trị, lạc thú của con người và thần linh.
Qua tình yêu, người yêu tuyệt đối hóa người ta yêu làm cho hoàn hảo, trọn vẹn, vô bờ vô hạn và qua đó chính bản thân mình. Tình yêu đòi hỏi bất tử của con người cả tinh thần lẫn thể xác. Thân phận hữu tử hiện nay và cái chết là hệ quả tất yếu của cuộc sống bất toàn và trống rỗng của con người trong thực tại.
Ông đề cao tình yêu nam nữ hơn mọi dạng tình yêu khác bởi nó khẳng định và làm giàu vô tận giá trị của từng cá thể con người - trong tiềm năng nó dẫn con người tới sự bất tử. Nó vừa là kết quả của tiến trình lịch sử của chủng loài hữu hạn vừa là bản chất nhân văn của người gắn với giá trị tuyệt đối, vĩnh hằng của Thượng Đế. Đó chính là niềm tin khao khát của ông về tất cả sinh linh con người đã, đang và sẽ sống có thể bất tử thông qua tình yêu chân chính, trong Thượng đế hay cõi niết bàn… với "bầu trời mới, trái đất mới" ở vương quốc của những tinh thần vĩnh hằng.
5 “con đường” của quan hệ nam - nữ
Soloviev xác định có 5 kiểu biểu hiện của quan hệ nam nữ trong đời sống nhân loại, trong đó có 3 cấp độ 3, 4, 5 là biểu hiện của tình yêu. Triết học tình yêu của Solovyev là ở hướng tới tình yêu ở cấp độ 5 - tình yêu chân chính phục vụ cơ đồ tái sinh loài người khổ đau, hữu tử thành Thần - Nhân loại bất tử. Khi tình yêu được đồng hóa ở mức tinh thần thì sẽ khơi dậy tiềm năng vô biên tính người của con người. Đó là các kiểu:
STT | Kiểu quan hệ nam-nữ | Giải thích |
1 | Cưỡng ép, bóc lột, hành hạ tình dục (không phải là tình yêu) | Con người trở thành đồ chơi bị trong tay những kẻ đội lốt người - quỷ dữ. Lúc đó, trần gian thực sự là địa ngục và con người bị đầy đọa dưới tầng của cái chết |
2 | Tình dục đơn thuần, tình dục thú tính hoang dã, tình dục vô độ (không phải là tình yêu) | Thỏa mãn không có giới hạn, không có lựa chọn, trái quy luật. Ở mức độ động vật, tình dục không làm con người thoát khỏi khổ đau và cái chết của giống loài |
3 | Tình yêu nhân tính: trong hôn nhân và sinh dưỡng con cái (tình yêu ở mức phôi thai, ban đầu của nó) |
Phù hợp với sự hữu hạn của con người, cấp đầu tiên bước từ động vật lên cấp người. Hôn nhân là con đường cao nhất ở cấp tình yêu này và phù hợp duy nhất với phẩm giá người. Tuy nhiên, tình yêu này có mang sẵn chức năng của giống loài, nhiệm vụ duy trì xã hội chứ không phải đạt hết tới cái cao hơn, vô tận của tình yêu. |
4 | Tình yêu thần tính (tình yêu mang dáng dấp của thiên thần) | Một dạng tình yêu thuần tinh thần (thấp hơn tình yêu nhân tính). Tình yêu này vươn khỏi cái hữu hạn của người tới cái vô hạn, vĩnh cửu |
5 | Tình yêu thần - nhân tính: liên kết cả tinh thần và thân xác nam - nữ thành con người lưỡng tính - thể thống nhất tinh thần - thân xác bất tử. | Một dạng đưa người đang yêu đạt tới cá thể giàu có vô tận vào vương quốc sự sống vĩnh hằng tận Chân, tận Thiện, tận Mỹ. Mọi yếu tố nhục cảm bị loại trừ, đối tượng tình yêu như là hình ảnh của Thượng đế. |
Nổi tiếng bởi nền văn học kỳ vĩ của mình, nước Nga cũng có một nền triết học sâu sắc và độc đáo, nhuần thấm bản sắc dân tộc và chan chứa ý nghĩa toàn nhân loại. Trong dòng chủ lưu, đó là triết học tâm linh - tín ngưỡng, triết học về cái thiêng, cái chân tồn và vĩnh tồn, về những lợi ích và mục tiêu cao nhất của nhân sinh.
Trong nền triết học ấy, Vladimir Soloviev (1853 - 1900) chiếm giữ vị trí cao quý đặc biệt. Theo sự đánh giá nhất trí của công luận, ông là triết gia lớn nhất của nước Nga, một tên tuổi xứng đáng đặt ngang hàng với những cây đại thụ của triết học thế giới thuộc mọi thời đại. Triết học nhân bản chân chính, luôn luôn hướng tới cái tận Chân, tận Thiện, tận Mỹ của Soloviev, kinh qua những thăng trầm lịch sử, giờ đây đương phát huy mạnh mẽ sức sống, sức ảnh hưởng và cộng hưởng trong đời sống tinh thần của loài người hiện đại. Có thể thấy rõ điều này qua việc các tác phẩm của Soloviev được dịch ra hàng chục ngôn ngữ Đông - Tây, di sản tinh thần của ông được nghiên cứu chuyên sâu ở nhiều nước phát triển, trở thành đối tượng bàn luận sôi nổi tại các hội thảo và hội nghị quốc tế, kể cả những đại hội triết học thế giới.
Được phú bẩm nhiều tài năng xuất chúng, Soloviev ngoài địa hạt triết học còn thể hiện mình như một nhà thần học sâu sắc, có tư duy độc lập, một cây bút chính luận kiệt xuất, một nhà mỹ học và phê bình văn học ưu tú và một nhà thơ tài hoa, mà thi phẩm đã trực tiếp cổ vũ sự ra đời cả một trào lưu văn chương mới - chủ nghĩa tượng trưng Nga.
Siêu Lý Tình Yêu: Tập 1 - Triết Học và Thần Học
Con người được Thượng đế quý trọng không phải như một công cụ thụ động của ý chí của Ngài - những công cụ như thế có đủ trong thế giới vật chất mà như một đồng minh và một cộng sự tự nguyện trong cơ đồ hoàn vũ của Ngài. Sự cộng tác của con người nhất thiết nằm ngay trong mục đích hoạt động của Ngài trong thế giới này, bởi lẽ nếu mà cái đích ấy có thể đạt được từ muôn đời trước mà không cần sự tham gia của con người thì nó đã đạt được từ muôn đời trước rồi... Nếu không thể hình dung một sinh linh tuyệt đối đạt tiến bộ từng bước trong cái thiện và trong sự hoàn thiện, thì ngược lại, cũng không thể hình dung loài người đạt được thể hoàn thiện một lần, không qua quá trình hoàn thiện. Bởi vì cái hoàn thiện không phải là vật mà người này có thể tặng người khác, mà là trạng thái nội tại, chỉ có thể đạt được thông qua những trải nghiệm của chính mình.
Siêu Lý Tình Yêu: Tập 2 - Triết Học Đạo Đức
Cảm giác xấu hổ thực sự là một khác biệt không hề hồ nghi của con người so với giới tự nhiên... Không ở một động vật nào khác có thể tìm thấy cái cảm xúc ấy ở bất cứ mức độ nào, còn ở loài người thì nó đã xuất hiện từ thuở hồng hoang và sau đó tiếp tục phát triển. Thực tại này, xét ngay ở nội dung của nó, có một ý nghĩa rất sâu xa. Cảm giác xấu hổ không chỉ là dấu hiệu phân cách con người khỏi thế giới động vật: ở đây con người còn tự tách mình ra khỏi toàn bộ giới tự nhiên vật chất, không chỉ ở bên ngoài mà cả bên trong nó. Hổ thẹn những ham thích và những chức năng tự nhiên của cơ thể mình, con người bằng cách ấy cho thấy rằng nó không chỉ là một sinh vật tự nhiên mà còn là một cái gì đó khác, cao hơn. Kẻ xấu hổ bằng ngay động tác tâm lý ấy gián cách mình với cái mà nó xấu hổ... Tôi xấu hổ tức là tôi tồn tại, không chỉ tồn tại bằng vật chất mà còn cả bằng tinh thần nữa, tôi xấu hổ tính con vật của mình, tức là tôi còn tồn tại như là con người.
Siêu Lý Tình Yêu: Tập 3 - Mỹ Học và Phê Bình Văn Học
Nếu cái đẹp không thể được quý trọng như là một phương tiện để thỏa mãn những nhu cầu này hay nhu cầu kia của đời sống hay sinh lý, thì có nghĩa là nó được quý trọng như là một mục đích tự thân, tự tại. Trong cái đẹp ngay cả ở những biểu hiện đơn sơ nhất và khởi thủy nhất của nó ta bắt gặp một cái gì đó có giá trị một cách vô điều kiện, nó tồn tại không phải vì cái khác mà vì chính mình, bằng sự tồn tại của mình nó làm hoan hỉ và thỏa mãn tâm hồn chúng ta...
Vật chất chỉ có thể được đưa vào trật tự đạo đức thông qua việc làm cho bừng sáng, làm cho chứa chan tinh thần, tức là dưới hình thức của cái đẹp. Như vậy, cái đẹp cần thiết ngay cho việc thực hiện đầy đủ cái hoàn thiện trong thế giới vật chất, bởi lẽ chỉ có nó mới làm sáng và chế ngự được bóng tối không lành của thế gian này.